$show=home$type=slider$count=6$s=0$rm=0$mt=0

$show=home

19 câu hỏi Tháp rau


  • [accordion]
    • 1. Ai đang sử dụng Tháp rau?
      • - Những người làm vườn nhà phố yêu thích tự trồng rau, thảo dược và hoa tươi.
        - Bất cứ ai có ban công, sân thượng, khu vườn hay lối đi có ánh nắng đều có thể sử dụng Tháp rau hiệu quả.
        - Tháp rau là vườn đứng, trồng rau xếp tầng dễ dàng, tiết kiệm không gian, công sức, tiền bạc... được người làm vườn đánh giá cao.
        - Tháp rau đã đến khắp các thành phố ở mọi miền tổ quốc, các hộ gia đình, trung cư, trường học, khu vườn thuốc nam, vườn hoa... Các bà mẹ bỉm sữa đặc biệt thích Tháp rau.
    • 2. Ống phân hủy rác là gì?
      • Ống phân hủy rác còn gọi là ruột tháp, là một ống nhựa hình trụ có đường kính 15cm chạy dọc trung tâm của Tháp rau. Thành ống có nhiều lỗ xung quanh toàn bộ chiều dài cho phép giun đất (trùn quế) ra vào giữa ống rác và đất. Vi sinh vật phân hủy rác nhà bếp, trùn quế ăn và thải chất dinh dưỡng an toàn cung cấp cho cây trồng. Ống phân hủy rác có tác dụng ủ và phân hủy rác nhà bếp để chuyển hóa thành phân hữu cơ cung cấp tự động cho cây trồng.
    • 3. Tháp rau được làm bằng gì?
      • Tháp rau được làm từ nhựa. Cấu trúc đơn giản, chắc chắn của nó đảm bảo nhiều năm sử dụng hiệu quả dưới mưa nắng ngoài trời. Nhựa dùng để sản xuất Tháp rau có yêu cầu cao về sự an toàn vệ sinh thực phẩm. Với phiên bản có sơn phủ, chúng tôi chọn loại sơn không gây độc hại, loại thường dùng để sơn đồ chơi trẻ em. Với bộ kit bánh xe, chúng tôi chọn bánh xe chịu lực có khóa xoay và khóa lăn, các bánh xe được gắn vào thanh thép dày 5 ly cắt định hình CNC và sơn tĩnh điện.
    • 4. Trà trùn là gì và lợi ích của nó là gì?
      • Trà trùn" (trà giun) là nước triết suất từ ống phân hủy rác của Tháp rau thu được ở khay chứa trong bệ đế tháp, làm phân bón rất tốt cho rau. Trà trùn có chứa nhiều khoáng chất, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn có lợi cần thiết cho đất trồng. Cùng với trùn quế (giun đất, giun quế), nó hoạt động như một chất ổn định độ mùn trong đất và hỗ trợ trong việc tạo ra các chất keo đất.
    • 5. Làm thế nào để sử dụng trà trùn?
      • Khi bạn tưới nước lên trên Tháp rau, một phần nước sẽ thấm qua các lỗ của ruột tháp. Nước ngấm qua lại trong tháp và lưu chuyển các chất dinh dưỡng và cuối cùng còn một phần đọng lại ở đáy tháp (nhỏ giọt như cà phê phin vào khay chứa đặt trong đáy tháp) – chúng tôi gọi nó là trà trùn. Bạn thu được trà trùn và tưới trở lại lên Tháp rau hoặc tưới cho cây trồng khác.
    • 6. Tại sao tôi cần trùn (giun đất)?
      • Trùn là một phần thiết yếu trong thiết kế Tháp rau của chúng tôi. Rác biến thành phân hữu cơ và thức ăn cho trùn. Tập tính cư ngụ chui luồn của trùn làm tơi xốp đất và cung cấp phân tới từng gốc rau. Giun phân hủy các rác nhà bếp một cách nhanh chóng, cho phép các Tháp rau tự tạo ra nguồn phân bón hữu cơ dồi dào và rất tốt cho cây trồng.
      • Tuy nhiên, nếu bạn thích dùng Tháp rau mà không có trùn (giun) và ống phân hủy rác, rau vẫn sẽ phát triển hiệu quả nhưng bạn cần bổ sung thường xuyên phân bón hữu cơ cho đất trồng và qua vài vụ thu hoạch thì cần cải tạo đất.
    • 7. Cho trùn vào nuôi trong Tháp rau như thế nào?
      • Bạn thả nửa cốc trùn vào ống (hoặc thả trùn lên đất trên đỉnh tháp, hoặc thả ở các hốc rau, trùn sẽ tự tìm chỗ trú ẩn). Chúng sẽ sinh sôi nảy nở trong Tháp rau nhanh chóng. Tháp rau có càng nhiều trùn càng tốt, trùn sẽ ăn thức ăn trong ống phân hủy và cư trú trong đất của Tháp rau, nó thải mùn hữu cơ và chúng di chuyển tạo độ tơi xốp cho đất. Cũng có thể bạn chỉ cần trộn đất có trứng trùn, nó có nhiều trong phân trùn quế.
    • 8. Khi nào thì tôi nên thu trà trùn để tưới cho cây?
      • Khi có trà trùn dưới đáy tháp, bạn tưới trà trùn lên tháp bất cứ khi nào bạn muốn (nên làm vài ngày một lần hoặc khi đã đầy chậu đáy), nếu bạn cảm thấy đậm đặc thì có thể pha loãng với nước, bạn tưới nó trở lại Tháp rau hoặc tưới cho các cây trồng chỗ khác - ĐỪNG BỎ PHÍ.
    • 9. Vườn không có trùn, tôi có thể kiếm ở đâu?
      • Bạn có thể mua giun quế (trùn) ở một số vườn ươm, cửa hàng mồi câu... Cách phổ biến nhất là bạn trộn đất trồng với phân trùn quế trước khi đổ đất vào tháp, thường thì trong phân trùn quế đã có rất nhiều trứng giun, thậm chí là nhiều giun con. Ngoài ra, bạn hỏi những người xung quanh bạn bởi vì đất ủ và nơi ẩm thấp thì thường rất nhiều giun.
    • 10. Tôi có thể cho những gì vào ống phân hủy rác?
      • * Nhận biết rác nhà bếp cho vào ống phân hủy: là gần như tất cả các phế phẩm thực vật là rau củ quả (rác hữu cơ) như:
        + Tất cả các loại trái cây bao gồm cả vỏ và nhân mềm.
        + Lá trà, lúa mì, cơm, tinh bột, rau củ quả bỏ và ngay cả những cành hoa đã sử dụng.
        + Vỏ trấu, xơ dừa, giấy card ton, giấy chưa in...
        + Lá cây, vỏ trứng...
        Đối với vỏ quả nhiều tinh dầu như vỏ cam, vỏ bưởi thì bạn cho số lượng hạn chế… (vì giun không thích loại vỏ này).
        Ban đầu, cho vào ruột tháp rác nhà bếp của bạn (những thứ nêu trên) càng nhiều càng tốt. Sau đó, bất cứ khi nào có rác nhà bếp thì bạn bỏ vào (nó giống như ống chứa rác nhà bếp của bạn).
        Bạn cũng có thể cho vào ống gồm bã chè, bã cà phê… rất tốt cho rau, tưới tháp bằng nước gạo cũng cho hiệu quả tốt.
        KHÔNG CHO PHẾ PHẨM ĐỘNG VẬT NHƯ THỊT, XƯƠNG, TRỨNG, SỮA…, MUỐI VÀ HÓA CHẤT VÀO ỐNG PHÂN HỦY RÁC.
        Để đạt hiệu quả tốt nhất, chúng tôi khuyên bạn nên thêm giá thể (xơ dừa, vỏ lạc, vỏ chấu, rơm rạ, giấy ăn, giấy các tông xé vụn…) cùng với rác nhà bếp với tỉ lệ 1:2 (giá thể 1 phần: rác bếp 2 phần). Điều này giúp ống thoáng khí, thoát nước tốt và hạn chế tốc độ phân hủy để điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng. Đây không phải là một yêu cầu cần thiết của Tháp rau, nhưng nó sẽ hỗ trợ cho trùn quế khỏe mạnh và cung cấp hữu cơ tốt hơn.
    • 11. Làm thế nào khi ống phân hủy rác đã đầy?"
      • Tùy lượng rác bếp bạn bỏ vào mà mỗi năm vài ba lần bạn phải làm rỗng ống phân hủy rác. Bạn kéo tháo sàng ngăn ở đáy ống phân hủy rác ra, dùng gậy dài hơn thân ống (ví dụ là cán chổi) và đẩy dọc trong thân ống để đẩy một phần hoặc toàn phần rác đã phân hủy thành phân hữu cơ trong ống xuống khay đáy tháp.
        Bạn thu được một lượng kha khá phân mùn hữu cơ rất tốt cho cây trồng, bạn có thể đổ lên trên tháp cung cấp cho cây hoặc dùng để trồng cây mới ở những thùng trồng cây khác. Đừng bỏ phí.
    • 12. Trồng được những cây gì trên Tháp rau?"
      • Đã qua thử nghiệm thực tế cho thấy hầu hết các loại rau phát triển đáng ngạc nhiên trên tháp gồm cả rau ăn lá, ăn thân, ăn củ quả, thảo dược nhỏ và hoa tươi tùy theo mùa vụ.
        Một số rau gợi ý:
        Rau ngót, rau dền, Mồng tơi, Cải bắp, Củ cải, Cải bó xôi, Cải thảo, Cải ngọt, Cải mơ, Cải bẹ mào gà, Cô ve leo và không leo, Đậu Hà lan, Đậu trạch lai, Lơ trắng và xanh, Su hào, Xà lách cuốn, Xà lách trứng, Xà lách xoăn tím, rau diếp, dâu tây, cà chua, dưa chuột, dưa hấu tí hon, mướp đắng, bầu, bí xanh, bí đỏ, diếp cá, lá lốt, xương xông, Thì là, rau mùi, hành, tỏi, ớt, húng quế, húng chanh, húng lũi, húng bạc hà, kinh giới, tía tô...
        Lưu ý: - Loại thân dây leo lớn như bí đỏ, bầu, mướp thì ta trồng ở những hốc gần đáy tháp và cho bò lan trên mặt sàn hoặc lan can; Loại thân leo nhỏ như dưa chuột, dưa hấu tí hon, mướp đắng, đậu Hà lan… thì ta cắm cây giá vào hốc tháp hoặc đỉnh tháp để cây leo lên. - Có thể trồng nhiều loại cây trên một Tháp rau, rau ưa nắng thì trồng ở hướng nhiều ánh sáng hơn. - Bạn cũng có thể trồng hoa trên tháp như hoa cúc, hoa hồng, đồng tiền, lưu li… - Nếu bạn thích trồng cây thực phẩm chức năng, cây thảo dược... hãy trồng lên tháp.
    • 13. Cây con bằng nào có thể trồng vào tháp?
      • Bạn nên trồng các loại cây con khi chúng cao từ 5cm – 20cm. Bạn cũng có thể gieo hạt vào các hốc tháp và mặt tháp (đỉnh tháp).
        Bạn cũng nên trồng xen canh, gối vụ, xen kẽ cây lớn với cây nhỏ, cây ngắn ngày với cây dài ngày để ánh sáng phân bổ một cách tự nhiên cho cây phát triển tốt nhất và Tháp rau của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
        Ví dụ, 3 cây cải bắp hay súp lơ không thể trồng ở 3 hốc liền kề vì khi chúng lớn sẽ thiếu không gian và ánh sáng nhưng chúng ta có thể trồng cách ra và xen giữa là cây ngắn ngày như rau cải, rau dền, xà lách... khi thu hoạch cây ngắn ngày thì là lúc cải bắp hay súp lơ… chuẩn bị khép tán.
    • 14. Tôi có thể ươm hạt giống vào các hốc trên Tháp rau?
      • Tất nhiên rồi, bạn hoàn toàn có thể ươm hạt trực tiếp vào các hốc, mặt đỉnh tháp cũng là vị trí rất tốt để ươm hạt. Tuy vậy, nếu bạn ươm bầu hoặc ủ mầm rồi mới đem trồng vào các hốc của Tháp rau thì hiệu quả sẽ tuyệt vời hơn.
    • 15. Làm đất trồng rau như thế nào?
      • Bạn sẽ cần khoảng 0,17 mét khối đất trồng (khoảng 7 xô sơn) là hỗn hợp đất gồm đất sạch, giá thể và phân hữu cơ hoai mục để bắt đầu trồng cây;
        Đất: là đất tự nhiên ở vườn nhà bạn, đất thịt nhẹ, đất mặt màu, đất phù sa, đất pha cát.. nói chung là đất tự nhiên mà có cây cỏ mọc được, bạn dùng vôi bột để khử khuẩn và khử chua rồi phơi khô đất trồng nếu cần thiết; dùng đất quy cách như đất đóng bao sẵn (ví dụ đất Tribat) có bán tại các cơ sở ươm giống cây trồng cũng là giải pháp tốt (search trên google);
        Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục (phân bò, phân gà...), phân trùn quế, phân xanh ủ, phân hữu cơ nhả chậm 2H hay các nguồn phân hữu cơ khác; Giá thể: dùng để giữ đất tơi xốp, giữ ẩm và tiết kiệm đất, giá thể có thể là xơ dừa, vỏ lạc, vỏ chấu, rơm rạ, giấy vụn, xỉ than… Tỉ lệ khuyến khích là 3:1:1 gồm 3 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần giá thể. Kinh nghiệm thực tế ở người sử dụng Tháp rau của chúng tôi là họ chi khoảng 100-200 nghìn đồng để mua đất, phân hữu cơ (phân gà hoai, phân trùn quế...) và giá thể (trấu hun, xơ dừa...). Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng hỗn hợp đất trồng thông thường và nguồn phân hữu cơ sẽ được bổ sung dần dần qua hệ thống ống ruột tháp. Phần tạo hỗn hợp đất trồng cây cho Tháp rau chúng tôi có bài viết chi tiết riêng trên Thaprau.com
        Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể làm hỗn hợp đất trồng của riêng bạn. Nhiều công thức bạn có thể tìm thấy trên google. Cách đơn giản nhất là trộn đất vườn, bùn, giá thể và phân hữu cơ.
    • 16. Tôi có cần bổ sung phân bón thường xuyên cho Tháp rau?
      • Không cần thiết vì Tháp rau sau 2 tháng ổn định thì tháp luôn tự bổ sung chất dinh dưỡng nhờ vào ống phân hủy rác ở giữa tháp (ruột tháp). Tuy nhiên, nếu ít rác bếp, bạn có thể bổ sung phân bón hữu cơ cho Tháp rau một vài lần một năm.
        Lưu ý, nếu bạn để tháp thiếu ẩm trong một thời gian dài hay không lâu bổ sung rác thải nhà bếp thì trùn quế cùng các vi sinh vật có lợi sẽ chết và dinh dưỡng trong đất sẽ kém đi, những loại rau có bộ dễ lớn sẽ nhanh làm đất bạc màu, khi đó bạn cần bổ sung thêm phân bón.
        - Ban đầu bạn cần tỉ lệ phân hữu cơ trong đất trộn vì tháp chưa tự tạo được phân bón.
    • 17. Tháp rau có thể để hết nước?
      • Không thể, bạn luôn cần tưới ẩm cho rau trên tháp. Mặc dù Tháp rau đã tiết kiệm được khoảng 30% nước tưới so với cách trồng thông thường trên luống nhưng bạn không thể để Tháp rau quá khô, cây sẽ kém phát triển, rụng lá và chết. Trà trùn nên được đổ trả lại lên mặt đất trên đỉnh tháp.
        Tháp rau có giá thể tốt thì sẽ giữ ẩm tốt và thoát nước tốt, bạn không lo úng nước. Tuy nhiên, bạn không nên tưới nước thường xuyên hơn mức cần thiết vì dinh dưỡng trong đất có thể bị rửa trôi ra bên ngoài tháp gây lãng phí.
        Bạn cũng có thể tự thiết kế hoặc mua thiết bị tưới nhỏ giọt tự động nếu bạn thích.
    • 18. Làm sao tôi biết khi cần tưới nước?
      • Nước thấm lên toàn phần đất trên tháp qua quá trình bốc hơi và thẩm thấu, do đó tốt nhất là bạn kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách ấn ngón tay vào đất ở những hốc thấp nhất trên tháp. Nếu bạn có cảm giác khô, bạn tưới khoảng 7 – 10 lít nước lên đỉnh tháp, nếu bạn cảm thấy ẩm, bạn tưới khoảng 5 lít nước lên đỉnh tháp. Thực tế, mỗi ngày không mưa bạn nên tưới 5 – 10 lít nước cho tháp, trời nắng to thì bạn cần tưới 2 lần trên ngày vào sáng sớm và chiều mát nhưng cũng có thể cả tuần bạn không cần tưới.
        Cây mới trồng thì bạn nên tưới trực tiếp vào gốc trong vài ngày. Tháp ổn định, bạn chỉ cần tưới trên đỉnh tháp, nước sẽ thấp đều đến từng gốc cây (tốn rất ít thời gian). Sau khi tưới 5 phút mà bạn thấy nước nhỏ giọt như cà phê xuống chậu đáy tháp thì là bạn đã tưới đủ nước.
        Nói chung, nó phụ thuộc vào thời tiết và các loại cây trồng trên tháp và hỗn hợp đất của bạn. Chúng tôi không thể nói rõ khi nào cần tưới nước nhưng bạn sẽ nhanh có kinh nghiệm chăm sóc Tháp rau.
    • 19. Tôi có cần đổ đất ra để cải tạo lại không?
      • Thường thì không cần phải thay đổi đất trong nhiều năm. Bạn cứ bỏ nhiều rác bếp vào ruột tháp là được. Nếu ít rác, bạn nên bổ sung phân hữu cơ bằng việc rải phân lên đỉnh tháp và các hốc tháp hoặc hòa nước tưới cho tháp. Dinh dưỡng trong đất thường giàu lên theo thời gian và cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, không nên bỏ tháp khô quá mức để tránh làm hỏng cấu trúc đất. Đất trộn nhiều giá thể tơi xốp thì nhẹ hơn sẽ ít bị nén hơn theo thời gian. Rễ thực vật và phân hữu cơ sẽ góp phần cấu trúc hữu cơ cho đất và hoạt động của giun sẽ giúp cung cấp ô xy cho đất và độ phì nhiêu đất ổn định. Tránh các loài cây lâu năm có thân gỗ (ví dụ: chanh, táo...)

BÌNH LUẬN

BLOGGER
Tên

Giới thiệu,9,Infographic,3,Kỹ thuật trồng rau,69,Phân bón,21,Sản phẩm,4,Sức khỏe,22,Tháp rau,6,Tính năng,6,Video,15,Ý tưởng,49,
ltr
static_page
Tháp rau: 19 câu hỏi Tháp rau
19 câu hỏi Tháp rau
Rau ngót, rau dền, Mồng tơi, Cải bắp, Củ cải, Cải bó xôi, Cải thảo, Cải ngọt, Cải mơ, Cải bẹ mào gà, Cô ve leo và không leo, Đậu Hà lan, Đậu trạch lai, Lơ trắng và xanh, Su hào, Xà lách cuốn, Xà lách trứng, Xà lách xoăn tím, rau diếp, dâu tây, cà chua, dưa chuột, dưa hấu tí hon, mướp đắng, bầu, bí xanh, bí đỏ, diếp cá, lá lốt, xương xông
Tháp rau
https://www.thaprau.com/p/hoi-dap.html
https://www.thaprau.com/
https://www.thaprau.com/
https://www.thaprau.com/p/hoi-dap.html
true
5280432867142490508
UTF-8
Đã tải tất cả bài viết Không tìm thấy bài đăng nào XEM TẤT CẢ Đọc tiếp Hồi đáp Hủy hồi đáp Xóa By Home Trang Bài viết Xem tất cả ĐỀ XUẤT CHO BẠN Danh mục Lưu trữ TÌM KIẾM Tất cả Không tìm thấy bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow NỘI DUNG CAO CẤP NÀY ĐANG KHÓA BƯỚC 1: Chia sẻ. BƯỚC 2: Nhấp vào liên kết bạn đã chia sẻ để mở khóa Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy