Chúng ta thường dùng phân chuồng ủ hoai để chăm sóc rau như phân trâu bò, phân gà, phân trùn quế, phân chim, phân rơi. Bài viết này giới thiệu cách ủ phân lợn (heo) để trồng rau, an toàn và rất hiệu quả.
Anh chị và các bạn trồng rau nhà phố thường dùng phân chuồng ủ hoai để chăm sóc rau. Nhưng cơ bản là phân trâu bò, hoặc phân gà, phân trùn quế, phân chim, phân rơi (vùng nhiều rơi). Bài viết này mình xin giới thiệu cách ủ phân lợn (heo) để trồng rau, an toàn và rất hiệu quả.
Phân trâu bò là dễ dùng nhất vì chúng chỉ ăn thực vật và vi sinh vật trong ruột trâu bò đã phân hủy hầu hết toàn bộ thức ăn - do đặc thù hệ tiêu hóa của động vật móng guốc ăn cỏ (dạ cỏ và dạ tổ ong). Thậm trí không cần ủ nếu thức ăn của trâu bò không có hạt cỏ, chỉ cần phơi khô, hoặc phân tươi cũng vẫn an toàn.
Phân gà thì nhiều thành phần phức tạp, nhưng cách nuôi gà coi như đã ủ hoai cơ bản tại chuồng. Người ta thường rải lớp trấu dày lên khắp nền chuồng và tưới chế phẩm tạo thành đệm lót sinh học phân hủy luôn phân gà. Như vậy chỉ cần xúc phân vào bao, để vài tuần là dùng được.
Nhưng đối với lợn thì rất ít người nuôi trên đệm lót sinh học. Cám lợn hiện nay đa phần là các thức ăn công nghiệp được trộn sẵn theo tỷ lệ thành phần dinh dưỡng, nó gồm chất đạm (protein), bột đường (năng lượng Kcal), chất béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin, tỷ lệ thức ăn nguồn gốc động vật cao (cá biển). Do vậy phân lợn nhiều tạp chất và rất nhiều vi sinh vật có hại do dinh dưỡng tồn dư cao, phân rất hôi thối và thường khá mặn do lẫn nước tiểu.
1. Nguyên lí khối ủ
Để ủ phân lợn đạt hiệu quả theo yêu cầu thì điều quan trọng nhất là tỉ lệ giữa Cacbon và Nitơ [C/N] phải có giá trị trong khoảng từ 20/1 đến 40/1. vậy chúng ta cần một vài thứ sau: trấu, rơm khô, cây ngô khô, cây đậu tương, lá khô, giấy, bìa các tông, mùn cưa, xác thực vật... (tạm gọi chung là chất khô).
2. Ủ khô
* Thành phần: Phân lợn 70% + chất khô 30% để tạo được C/N ~30/1.
* Cách làm:
- Nơi có chuồng lợn: Để cạnh chuồng lợn 1 bao tải có chọc thủng nhiều lỗ xung quanh, không cần lỗ dưới đáy (thùng gỗ hay thùng nhựa cũng làm như vậy, thùng xốp thì bạn nêu ghép trồng 2 thùng lên nhau và cũng đục lỗ xung quanh) để tạo độ thoáng khí.
+ Băm cắt nhỏ (1 hoặc nhiều loại) giấy, bìa các tông, lá khô, rơm khô, cây ngô khô, cây đậu tương, mùn cưa, xác thực vật... Nếu là cây tươi, cần phơi héo tóp để giảm thể tích.
+ Rải 1 lớp chất khô rày khoảng 5cm dưới đáy thùng (hay bao tải), sau đó xúc hót phân lợn trong chuồng bỏ vào. Hằng ngày bạn rải 1 lớp mỏng chất khô vào thùng và hót phân bỏ vào với tỉ lệ phân lợn 7 chất khô 3. Rắc bột Trichoderma (nếu có). Nếu thấy phân trong thùng bị khô (phân rời rạc, vón thành cục khô) thì bạn tưới nước vào thùng như tưới rau.
+ Khi đầy thùng thì bạn rời thùng ủ (bao ủ) sang vị trí khác (có nắng càng tốt, hàng tuần bổ sung nước đủ ẩm nếu cần) và đặt thùng tiếp theo.
- Ở phố không có chuồng lợn: Bạn mang về gồm phân lợn với chất khô và cũng làm lần lượt từng lớp như trên.
* Thời gian ủ: Khoảng 2 tháng hoặc ít hơn, đến khi phân tơi xốp và không có mùi hôi là được.
* Mẹo:
- Để chất lượng phân ủ tốt nhất, ta ủ kết hợp với một vài trong các loại phân, sản phẩm vi sinh sau: Super lân Lâm Thao tỷ lệ ~5%; phân vi sinh Sông Danh (tỷ lệ 2-3%), chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), chế phẩm Penac PR (5-10gói/tấn phân) hoặc Bi o-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân). Như vậy, sau 6-7 tuần vụ hè hoặc 7-8 tuần vụ đông thì khối ủ hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.
- Đối với nhà có nhiều phân và có không gian thì ủ thành đống đường kính 1,5-2m, cao lên 0,5-1,5m và đậy bạt hoặc nilon.
3. Ủ ướt
Nhiều nơi chăn nuôi lợn thường vệ sinh chuồng trại bằng cách rửa chuồng chứ không xúc hót, họ đẩy cả phân và nước tiểu xuống bể chứa tạo thành hỗn hợp phân dạng nước lọc đọc.
Để ủ phân dạng này thì bạn trộn chất khô vào và khuấy đều mỗi ngày vài lần - nhớ là hằng ngày cho đến hết 1 tháng, tạo ra một hỗn hợp giữa phân lợn và chất khô ở trạng thái sền sệt như bùn. Ủ ướt hôi lắm nên nơi ủ phải đậy kín để hạn chế mùi hôi.
Hỗ hợp này có hàm lượng Nitrit và Nitrat rất cao. Sau vài tháng, amoniac sẽ bay hơi dần, phân lợn đủ hoai sẽ tự nổi lên và kết lại thành từng mảng váng dày, bạn vớt mảng váng này để bón cho cây (hoặ phơi khô dùng dần), phần nước cũng có thể trộn với đất trồng, còn phần ít lắng cặn thì trộn đất rắc vôi rồi phơi khô hoặc tiếp tục ủ cùng mẻ khác.
* Mẹo:
Trộn thêm vào thùng ủ khoảng 2-5% phân tổng hợp NPK (thùng 100 lít thì cho 2-5kg) ta thu được phân ủ hoai rất tốt và giảm thời gian ủ.
Phân trâu bò là dễ dùng nhất vì chúng chỉ ăn thực vật và vi sinh vật trong ruột trâu bò đã phân hủy hầu hết toàn bộ thức ăn - do đặc thù hệ tiêu hóa của động vật móng guốc ăn cỏ (dạ cỏ và dạ tổ ong). Thậm trí không cần ủ nếu thức ăn của trâu bò không có hạt cỏ, chỉ cần phơi khô, hoặc phân tươi cũng vẫn an toàn.
Phân gà thì nhiều thành phần phức tạp, nhưng cách nuôi gà coi như đã ủ hoai cơ bản tại chuồng. Người ta thường rải lớp trấu dày lên khắp nền chuồng và tưới chế phẩm tạo thành đệm lót sinh học phân hủy luôn phân gà. Như vậy chỉ cần xúc phân vào bao, để vài tuần là dùng được.
Nhưng đối với lợn thì rất ít người nuôi trên đệm lót sinh học. Cám lợn hiện nay đa phần là các thức ăn công nghiệp được trộn sẵn theo tỷ lệ thành phần dinh dưỡng, nó gồm chất đạm (protein), bột đường (năng lượng Kcal), chất béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin, tỷ lệ thức ăn nguồn gốc động vật cao (cá biển). Do vậy phân lợn nhiều tạp chất và rất nhiều vi sinh vật có hại do dinh dưỡng tồn dư cao, phân rất hôi thối và thường khá mặn do lẫn nước tiểu.
(thành phần không bao gồm chất độn chuồng)
1. Nguyên lí khối ủ
Để ủ phân lợn đạt hiệu quả theo yêu cầu thì điều quan trọng nhất là tỉ lệ giữa Cacbon và Nitơ [C/N] phải có giá trị trong khoảng từ 20/1 đến 40/1. vậy chúng ta cần một vài thứ sau: trấu, rơm khô, cây ngô khô, cây đậu tương, lá khô, giấy, bìa các tông, mùn cưa, xác thực vật... (tạm gọi chung là chất khô).
2. Ủ khô
* Thành phần: Phân lợn 70% + chất khô 30% để tạo được C/N ~30/1.
* Cách làm:
- Nơi có chuồng lợn: Để cạnh chuồng lợn 1 bao tải có chọc thủng nhiều lỗ xung quanh, không cần lỗ dưới đáy (thùng gỗ hay thùng nhựa cũng làm như vậy, thùng xốp thì bạn nêu ghép trồng 2 thùng lên nhau và cũng đục lỗ xung quanh) để tạo độ thoáng khí.
+ Băm cắt nhỏ (1 hoặc nhiều loại) giấy, bìa các tông, lá khô, rơm khô, cây ngô khô, cây đậu tương, mùn cưa, xác thực vật... Nếu là cây tươi, cần phơi héo tóp để giảm thể tích.
+ Rải 1 lớp chất khô rày khoảng 5cm dưới đáy thùng (hay bao tải), sau đó xúc hót phân lợn trong chuồng bỏ vào. Hằng ngày bạn rải 1 lớp mỏng chất khô vào thùng và hót phân bỏ vào với tỉ lệ phân lợn 7 chất khô 3. Rắc bột Trichoderma (nếu có). Nếu thấy phân trong thùng bị khô (phân rời rạc, vón thành cục khô) thì bạn tưới nước vào thùng như tưới rau.
+ Khi đầy thùng thì bạn rời thùng ủ (bao ủ) sang vị trí khác (có nắng càng tốt, hàng tuần bổ sung nước đủ ẩm nếu cần) và đặt thùng tiếp theo.
- Ở phố không có chuồng lợn: Bạn mang về gồm phân lợn với chất khô và cũng làm lần lượt từng lớp như trên.
* Thời gian ủ: Khoảng 2 tháng hoặc ít hơn, đến khi phân tơi xốp và không có mùi hôi là được.
* Mẹo:
- Để chất lượng phân ủ tốt nhất, ta ủ kết hợp với một vài trong các loại phân, sản phẩm vi sinh sau: Super lân Lâm Thao tỷ lệ ~5%; phân vi sinh Sông Danh (tỷ lệ 2-3%), chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), chế phẩm Penac PR (5-10gói/tấn phân) hoặc Bi o-Plant (5ml/20lit nước trộn 1 tấn phân). Như vậy, sau 6-7 tuần vụ hè hoặc 7-8 tuần vụ đông thì khối ủ hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.
- Đối với nhà có nhiều phân và có không gian thì ủ thành đống đường kính 1,5-2m, cao lên 0,5-1,5m và đậy bạt hoặc nilon.
3. Ủ ướt
Nhiều nơi chăn nuôi lợn thường vệ sinh chuồng trại bằng cách rửa chuồng chứ không xúc hót, họ đẩy cả phân và nước tiểu xuống bể chứa tạo thành hỗn hợp phân dạng nước lọc đọc.
Để ủ phân dạng này thì bạn trộn chất khô vào và khuấy đều mỗi ngày vài lần - nhớ là hằng ngày cho đến hết 1 tháng, tạo ra một hỗn hợp giữa phân lợn và chất khô ở trạng thái sền sệt như bùn. Ủ ướt hôi lắm nên nơi ủ phải đậy kín để hạn chế mùi hôi.
Hỗ hợp này có hàm lượng Nitrit và Nitrat rất cao. Sau vài tháng, amoniac sẽ bay hơi dần, phân lợn đủ hoai sẽ tự nổi lên và kết lại thành từng mảng váng dày, bạn vớt mảng váng này để bón cho cây (hoặ phơi khô dùng dần), phần nước cũng có thể trộn với đất trồng, còn phần ít lắng cặn thì trộn đất rắc vôi rồi phơi khô hoặc tiếp tục ủ cùng mẻ khác.
* Mẹo:
Trộn thêm vào thùng ủ khoảng 2-5% phân tổng hợp NPK (thùng 100 lít thì cho 2-5kg) ta thu được phân ủ hoai rất tốt và giảm thời gian ủ.
BÌNH LUẬN