Trấu ủ mục làm phân hữu cơ trộn đất tốt hơn là dùng trấu hun vì trấu ủ giữ được hầu như toàn bộ kali, phốt pho, trung lượng, vi lượng và phần lớn lượng đạm. Trấu mục phân hủy cuối cùng tạo ra chất mùn một sản phẩm tuyệt vời cho đất trồng.
Lại nói về trấu để trồng rau, trước đây mình có bài viết Trấu hun và cách hun trấu đúng. Trấu hun và trấu ủ mục có tác dụng khác nhau trong trồng rau. Trấu hun thành than (chứ không phải đốt thành tro) thích hợp làm giá thể tạo tơi xốp đất. Còn trấu ủ có giá trị như 1 loại phân bón, đồng thời là chất mùn để giữ phân bón ta thêm vào sau này. Như vậy, trấu ủ mục vừa là phân mùn vừa là giá thể.
Nên ủ chung với phân chuồng (phân hữu cơ) + chế phẩm vi sinh dùng cho ủ phân sẽ làm nhanh hoai trấu lại tăng được lượng vi sinh hữu ích cho cây và sạch mầm bệnh.
Nhìn chung, ủ trấu cũng tương tự như ủ phân hữu cơ khác. Tuy nhiên, Trấu ủ chất lượng tốt cần đảm bảo tỉ lệ C/N từ 20 đến 30 cho cây trồng hấp thu tốt. Để có hiệu quả đó thì mình đưa ra 1 hình thức ủ 100kg trấu như sau (nếu bạn ủ ít hơn hay nhiều hơn thì thay đổi đều tỉ lệ là được - các tỉ lệ chỉ cần tương đối):
- Trấu: 100kg.
- Phân chuồng: (gà, lợn, trâu, bò...) 40-50kg.
- Cám gạo: 1,5 - 2kg.
- Đường đỏ: 100gr (nếu thay bằng mật rỉ đường thì khoảng 300gr).
- Nấm Trichoderma: 1 gói nhỏ (tương đương 250gr).
- Thêm chế phẩm E.M (nếu có).
- Rau củ quả bỏ, cỏ dọn vườn, rác lá cây (nếu có).
- Thời gian ủ trấu cần thiết: 35-45 ngày, 2–3 lần đảo.
- Trộn Trichoderma với cám gạo.
- Trộn chung trấu, phân chuồng, rác hữu cơ, rắc cám gạo (đã trộn Trichoderma) vào tương đối đều trong khi trộn.
- Hòa đường đỏ (hay rỉ mật) vào thùng, tưới lên đống trộn.
- Tưới thêm nước cho đống ủ ẩm 60 đến 70% (để biết đống ủ đạt độ ẩm đó, bạn nắm chặt 1 nắm nguyên liệu và thấy nước nhỉ ra ở kẽ các ngón tay là đạt).
- Sau đó dùng bạt phủ kín để giữ nhiệt và che nắng, mưa.
- Sau 4 – 7 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 70°C, các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại.
- Trấu hun
- Trấu ủ mục
- Cách ủ trấu
Nên ủ chung với phân chuồng (phân hữu cơ) + chế phẩm vi sinh dùng cho ủ phân sẽ làm nhanh hoai trấu lại tăng được lượng vi sinh hữu ích cho cây và sạch mầm bệnh.
Nhìn chung, ủ trấu cũng tương tự như ủ phân hữu cơ khác. Tuy nhiên, Trấu ủ chất lượng tốt cần đảm bảo tỉ lệ C/N từ 20 đến 30 cho cây trồng hấp thu tốt. Để có hiệu quả đó thì mình đưa ra 1 hình thức ủ 100kg trấu như sau (nếu bạn ủ ít hơn hay nhiều hơn thì thay đổi đều tỉ lệ là được - các tỉ lệ chỉ cần tương đối):
- Trấu: 100kg.
- Phân chuồng: (gà, lợn, trâu, bò...) 40-50kg.
- Cám gạo: 1,5 - 2kg.
- Đường đỏ: 100gr (nếu thay bằng mật rỉ đường thì khoảng 300gr).
- Nấm Trichoderma: 1 gói nhỏ (tương đương 250gr).
- Thêm chế phẩm E.M (nếu có).
- Rau củ quả bỏ, cỏ dọn vườn, rác lá cây (nếu có).
- Thời gian ủ trấu cần thiết: 35-45 ngày, 2–3 lần đảo.
- Cách làm:
- Trộn Trichoderma với cám gạo.
- Trộn chung trấu, phân chuồng, rác hữu cơ, rắc cám gạo (đã trộn Trichoderma) vào tương đối đều trong khi trộn.
- Hòa đường đỏ (hay rỉ mật) vào thùng, tưới lên đống trộn.
- Tưới thêm nước cho đống ủ ẩm 60 đến 70% (để biết đống ủ đạt độ ẩm đó, bạn nắm chặt 1 nắm nguyên liệu và thấy nước nhỉ ra ở kẽ các ngón tay là đạt).
- Sau đó dùng bạt phủ kín để giữ nhiệt và che nắng, mưa.
- Sau 4 – 7 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 70°C, các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại.
- Đảo đống ủ: 15 – 20 ngày sau bạn tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp tục đậy bạt, sau 10 ngày bạn đảo lần 2. Khoảng một vài tuần nữa bạn kiểm tra thấy đống ủ màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục là đem trộn đất trồng, hay đem bón bổ sung cho rau được rồi.
- Bạn có thể ủ trấu trong các bao tải, tuy nhiên vẫn cần trộn và ẩm như trên và nén trong bao tải. Vẫn cần đổ ra đảo trộn.
BÌNH LUẬN