Trong giải pháp trồng rau nhà phố, rau hữu cơ hiện nay được rất nhiều người quan tâm do có nhiều đặc điểm nổi trội và yên tâm khi sử dụng. Sản phẩm bạn thu được trên Tháp rau là rau hữu cơ, bài này nêu khái niệm rau hữu cơ một cách dễ hiểu nhất...
Rau hữu cơ hiện nay được rất nhiều người quan tâm do có nhiều đặc điểm nổi trội và yên tâm khi sử dụng. Sản phẩm bạn thu được trên Tháp rau là rau hữu cơ. Bài viết này nêu khái niệm rau hữu cơ một cách dễ hiểu nhất, mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Rau quả hữu cơ phát triển tốt trên Tháp rau
1. Khái niệm
Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên
- Không bón phân hóa học
- Không phun thuốc bảo vệ thực vật
- Không phun thuốc kích thích sinh trưởng
- Không sử dụng thuốc diệt cỏ
- Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen
Những người trồng rau hữu cơ đều có kiến thức cơ bản về cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau, đất trồng và nguồn nước tưới được lựa chọn không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen...), không bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).
2. Rau hữu cơ khác với rau an toàn và rau thường như thế nào?
* Rau thường: Không kiểm soát được phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng.
* Rau an toàn: Sử dụng mức độ và liều lượng cho phép phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng.
* Rau hữu cơ: Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và chất kích thích sinh trưởng.
Làm sao rau hữu cơ có thể tồn tại trước sâu bọ và sự phát triển của cỏ dại? Nguyên tắc cơ bản quản lý sâu bệnh hại trong canh tác hữu cơ là cây khỏe có sức kháng cự tốt hơn với sự tấn công của sâu bệnh hại, sản xuất thực phẩm hữu cơ hoàn toàn dựa theo quy luật của tự nhiên:
a. Thông qua luân canh cây trồng -> giảm rủi ro lan truyền bệnh từ cây trồng này tới cây khác.
Trong sản xuất, rau được chia làm 6 họ:
- Cải bắp, su hào, củ cải, cải xanh, súp lơ
- Cà chua, cà tím, ớt ngọt, dưa chuột, bí xanh…
- Hành tây, tỏi tây, tỏi ta
- Đậu trạch xanh, vàng, đậu đũa, đậu Hà Lan, đậu tương
- Dền, muống, mồng tơi, xà lách, cải cúc…
- Nhóm cây phân xanh
Mỗi loại sâu bệnh thường thích nghi với một họ rau vì thế dùng phương pháp luân canh (hết vụ rau này thì chuyển sang trồng loại rau khác họ với loại rau vừa mới thu hoạch), thì mầm sâu bệnh ít có cơ hội phát triển.
b. Tạo điều kiện cho côn trùng có ích phát triển (là thiên địch của các sâu bọ phá hoại)
c. Trồng xen kẽ các cây có mùi hắc (cây nhiều tinh dầu như thì là, cần tây, lá húng, cà chua…) để xua đuổi côn trùng.
d. Chế tạo, triết suất các chất chống côn trùng hay tinh dầu của các loại cây không độc hại làm dung dịch trừ sâu sinh học (Ví dụ: Gừng, tỏi, ớt, bạc hà, húng, lá cà chua, lá cây thuốc lá, quả bồ hòn, tinh dầu xả, rượu trắng...)
d. Chế tạo, triết suất các chất chống côn trùng hay tinh dầu của các loại cây không độc hại làm dung dịch trừ sâu sinh học (Ví dụ: Gừng, tỏi, ớt, bạc hà, húng, lá cà chua, lá cây thuốc lá, quả bồ hòn, tinh dầu xả, rượu trắng...)
3. Giá trị dinh dưỡng của rau hữu cơ
Thực Phẩm hữu cơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác.
- Tỷ lệ hợp chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả hữu cơ thường cao gấp rưỡi so với loại bình thường (theo các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh quốc).
- Chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm…).
Mùi vị, so với rau an toàn thì rau hữu cơ có mùi đậm đà, tự nhiên hơn, tuy nhiên, màu sắc của rau hữu cơ không đẹp mắt, đồng đều như rau an toàn.
4. Cách nhận biết rau hữu cơ, rau an toàn với các loại rau thường khác
(Cần có kinh nghiệm cảm nhận hoặc so sánh trực tiếp)
Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, màu xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat có thể gây ra hội chứng trẻ xanh - Methemoglobinemia da tái xanh, mắt đờ đẫn).
Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập đột biến.
Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít sợi xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.
Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và thơm ngon (giữ được hương vị tự nhiên đặc trưng từng giống)
Bẻ một ngọn rau húng thôi thì cả vườn thơm lừng rồi. Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên, hương vị rất đậm đà chứ không như thứ "rau rỗng", ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng thơm ngon đặc trưng.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.
BÌNH LUẬN